THÔNG TIN TIỂU LUẬN
- Trường: Đại học Kiểm sát Hà Nội
- Định dạng: WORD
- Số trang: 22 trang (cả bìa)
- Năm: 2022 / Mã số: B0127.
- Pháp luật áp dụng: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
XEM TRƯỚC NỘI DUNG
MỤC LỤC TIỂU LUẬN
MỤC LỤC | Trang |
---|---|
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT | |
PHẦN MỞ ĐẦU | 1 |
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN | 2 |
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn | 2 |
1.2. Căn cứ áp dụng | 2 |
CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM | 3 |
2.1. Đối tượng áp dụng | 3 |
2.2. Căn cứ áp dụng | 3 |
2.3. Thẩm quyền áp dụng | 7 |
2.4. Thời hạn tạm giam | 8 |
2.5. Thủ tục áp dụng | 9 |
CHƯƠNG III: THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ | 12 |
3.1. Thực tiễn áp dụng | 12 |
3.2. Một số nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế | 14 |
3.3. Đề xuất kiến nghị | 15 |
KẾT LUẬN | 17 |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 18 |
LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự, ở mỗi vụ án, không phải lúc nào người bị nghi thực hiện tội phạm hay bị can, bị cáo đều hợp tác, thành khẩn khai báo để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Trong một số trường hợp, sau khi tội phạm bị phát hiện, chính họ sẽ có các hành vi tiếp sau để che giấu hành vi phạm tội của mình, gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hay tiếp tục thực hiện hành vi mới. Do đó, để hạn chế tình trạng này, Bộ luật tố tụng hình sự đã cho phép cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được phép áp dụng một số biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng này khi có đủ căn cứ quy định. Điều này góp phần đảm bảo được thời gian giải quyết vụ án không bị kéo dài, việc xử lý hành vi phạm tội, người phạm tội là đúng theo quy định, phù hợp với sự thật khách quan của vụ án, tránh làm oan sai hay bỏ lọt tội phạm.
Trên cơ sở đó, tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 dựa trên tinh thần kế thừa những quy định sẵn có từ các bộ luật trước đó đã quy định về 8 biện pháp ngăn chặn với các mức độ nghiêm khắc khác nhau cùng với những điều kiện áp dụng riêng biệt. Trong đó, biện pháp tạm giam được đánh giá là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, áp dụng phổ biến nhất với hầu hết các loại tội phạm, từ ít nghiêm trọng – nghiêm trọng – rất nghiêm trọng – đặc biệt nghiêm trọng. Quy định về biện pháp này trong Bộ luật tố tụng hình sự là rất đầy đủ ở nhiều điều luật khác nhau, trong đó tập trung nhất là tại Điều 119. Mặc dù vậy, việc áp dụng biện pháp tạm giam trong thực tế đôi lúc vẫn mang tính tùy nghi, dẫn đến việc xâm phạm đến quyền con người của bị can, bị cáo, hoặc một số quy định vẫn mang tính bỏ ngỏ dẫn đến những cách hiểu khác nhau khi áp dụng. Vì các lý do trên, ở tiểu luận này, em sẽ “Phân tích quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp tạm giam”, từ đó chỉ ra một số bất cập cùng với kiến nghị liên quan để góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng của biện pháp này trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng đối với người bị nghi thực hiện tội phạm, bị can, bị cáo nhằm ngăn chặn việc người đó bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố xét xử, thi hành án hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.
Bên cạnh các biện pháp đảm bảo cho việc thu thập chứng cứ và các biện pháp đảm bảo cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, các biện pháp ngăn chặn là một trong những nhóm của biện pháp cưỡng chế. Việc áp dụng các biện pháp này sẽ giúp bảo đảm hiệu quả hoạt động tố tụng, đồng thời bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích Nhà nước và quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân.
1.2. Căn cứ áp dụng
Theo Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, các căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn bao gồm:
Thứ nhất, để kịp thời ngăn chặn tội phạm.
Thứ hai, có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
Thứ ba, khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội.
Thứ tư, để đảm bảo thi hành án.
TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
[Tiểu luận 2022] Phân tích quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp tạm giam
TẢI VỀ
Vui lòng tải về để xem toàn bộ nội dung của tài liệu!
Bấm thanh toán & Tải về: 100.000 VNĐ (.docx)