THÔNG TIN TIỂU LUẬN
- Trường: Đại học Luật Hà Nội
- Định dạng: WORD
- Số trang: 22 trang (Không bao gồm bìa, Mục lục)
- Năm: 2024 / Mã số: B0473.
XEM TRƯỚC NỘI DUNG
TẢI VỀ: Vui lòng tải về để xem toàn bộ nội dung của tài liệu! |
MỤC LỤC TIỂU LUẬN
MỤC LỤC | Trang |
---|---|
MỤC LỤC | 1 |
PHẦN MỞ ĐẦU | 2 |
PHẦN NỘI DUNG | 3 |
1. Toàn cảnh vụ việc Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng | 3 |
1.1. Tóm tắt vụ việc | 3 |
1.2. Nguyên nhân Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng | 4 |
1.3. Phản ứng của các bên liên quan sau khi vụ việc xảy ra | 4 |
2. Bình luận về vụ việc Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng | 6 |
2.1. Sơ nét về Quốc ca Việt Nam | 6 |
2.2. Các khía cạnh pháp lý liên quan đến Quốc ca Việt Nam | 7 |
2.2.1. Quy định chung của pháp luật về quyền tác giả | 7 |
2.2.2. Quy định chung của pháp luật về quyền liên quan đến quyền tác giả | 8 |
2.2.3. Sự kiện gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng Quốc ca cho nhân dân và Tổ quốc làm thay đổi tư cách sở hữu quyền tác giả đối với ca khúc như thế nào? | 9 |
2.3. Bất cập của pháp luật về quản lý và sử dụng Quốc ca | 10 |
2.3.1. Chủ thể sở hữu, quản lý quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả đối với Quốc ca | 10 |
2.3.2. Chưa có quy định cụ thể, chi tiết hướng dẫn sử dụng Quốc ca | 12 |
2.3.3. Pháp luật hiện tại đang cho phép kinh doanh thương mại đối với các bản ghi âm Quốc ca | 13 |
2.4. Ai đúng, ai sai trong vụ việc Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng? | 14 |
2.5. Đánh giá về mặt đạo đức | 15 |
3. Bài học kinh nghiệm trên thế giới và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng Quốc ca Việt Nam | 15 |
3.1. Quản lý của các quốc gia trên thế giới liên quan đến Quốc ca | 15 |
3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng Quốc ca Việt Nam | 16 |
PHẦN KẾT LUẬN | 20 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 21 |
1. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật | 21 |
2. Danh mục các tài liệu tham khảo khác | 21 |
2.1. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt | 21 |
2.2. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh | 22 |
LỜI MỞ ĐẦU
Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy là những biểu tượng thiêng liêng mang đậm dấu ấn lịch sử, chính trị, văn hóa, thể hiện hồn cốt của dân tộc. Quốc ca cùng với lá cờ đỏ sao vàng đã gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Quốc ca là biểu tượng cho ý chí, khát vọng của người dân Việt Nam. Quốc ca thường được phát trong các sự kiện quan trọng, việc hát quốc ca thể hiện tinh thần đoàn kết mạnh mẽ, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Khi cất tiếng hát “Đoàn quân Việt Nam đi,…” với sự nhiệt huyết từ trái tim, người dân thể hiện niềm tự hào về Tổ quốc, về quá khứ, hiện tại và tương lai, bởi: Chúng ta là người Việt Nam.
Trong khuôn khổ Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á – AFF Suzuki Cup 2020, tại trận mở màn cho chiến dịch bảo vệ ngôi vô địch của đội tuyển quốc gia Việt Nam, người hâm mộ bóng đá nước nhà đã được tận hưởng niềm vui chiến thắng 2-0 trước đội tuyển quốc gia Lào. Tuy nhiên, niềm vui không được trọn vẹn…Bởi trước đó, hàng triệu người xem trận đấu trên nền tảng mạng Youtube đã không thể nghe các cầu thủ hát vang bài Quốc ca vì lý do bản quyền. Điều này đã dấy lên một làn sóng dư luận tranh cãi và không thể chấp nhận được việc tắt tiếng bài Quốc ca với bất kỳ lý do nào. Hành động tắt tiếng Quốc ca có thể được xem như là hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến Quốc ca trong cộng đồng.
Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, bất kỳ ai bỏ tiền, thời gian, công sức, kỹ thuật để sản xuất bản ghi (khi đã thanh toán quyền tác giả) là chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi, nếu người khác muốn sử dụng bản ghi phải xin phép nhà sản xuất. Nhưng ở đây, đối với bài Quốc ca đã được gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho cộng đồng, trở thành tài sản chung của toàn dân thì liệu việc kinh doanh, thu lợi từ Quốc ca có đang đi ngược lại với ý nghĩa và mục đích của ca khúc hay không? Có làm trái với mong muốn, nguyện vọng của cố nhạc sĩ Văn Cao, gia đình ông và của toàn dân tộc Việt Nam hay không? Hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất bản ghi Quốc ca lẫn cả trong và ngoài nước, trường hợp một tổ chức nước ngoài công bố, truyền tải hoặc đăng ký bản quyền đối với bản ghi Quốc ca thì sẽ được giải quyết như thế nào? Việt Nam ta hiện đang hội nhập quốc tế, cần phải chấp hành những quy định của chung và sớm hoàn thiện luật pháp có liên quan, để tránh trường hợp chúng ta bị đánh bản quyền ngược đối với chính bài Quốc ca của mình, cũng như xoa dịu những vướng mắc trong vụ việc qua.
TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
TẢI VỀ: Vui lòng tải về để xem toàn bộ nội dung của tài liệu! |